Luật Cơ Bản Khi Chơi Game Cờ Tướng

Luật cờ tướng gồm 4 phần:

1- Luật cơ bản cho biết những nước đi của quân cờ.
2- Thuật ngữ chuyên dùng trong cờ tướng.
3- Luật cao cấp giới hạn một số nước đi của quân cờ nhằm đảm bảo trận đấu công bằng.
4- Luật xử hòa hạn chế thời gian một ván cờ kéo dài không cần thiết.

LUẬT CƠ BẢN
Luật di chuyển các quân cờ như sau:
1. Tướng: Mỗi nước đi một ô, đi ngang hoặc dọc. Tướng luôn ở trong phạm vi cung."Cung" gồm 4 hình vuông nhỏ được gạch đường chéo.

2. Xe: Đi ngang hoặc dọc khắp bàn cờ miễn không có quân khác cản trên đường đi.

3. Pháo: Đi ngang hoặc dọc giống như Xe. Điểm khác là khi Pháo muốn ăn quân của đối phương thì giữa Pháo và quân muốn ăn phải có quân cản ở giữa.

4. Mã: Đi ngang 2 ô và đi dọc 1 ô ( hoặc đi dọc 2 ô và đi ngang 1 ô) cho mỗi nước đi.Nếu có quân khác nằm cạnh mã và cản đường ngang 2 hoặc cản đường dọc 2, thì mã không được đi đường đó.

5. Sĩ: Đi chéo, mỗi nước một ô. Sĩ luôn ở trong "Cung" giống như Tướng.

6. Tượng: Đi chéo 2 ô mỗi nước, đi ngang hoặc dọc. Tượng không được phép qua sông sang bàn cờ của đối phương.Nước đi của Tượng không hợp lệ khi có quân cờ chặn giữa đường.

7. Tốt: Đi mỗi nước một ô. Nếu Tốt chưa qua sông thì chỉ được đi thẳng tiến. Khi đã vượt qua sông có thể đi ngang hoặc đi thẳng tiến, mỗi nước một ô.

8. Ăn quân: Khi quân di chuyển đến một vị trí đang đứng của quân đối phương, quân đối phương bị ăn và bị lấy ra khỏi bàn cờ.

9. Chống tướng: 2 tướng trên bàn không được nằm trên cùng một cột dọc mà không có quân cản ở giữa.Nước đi để 2 quân tướng ở vị trí chống tướng là không hợp lệ.

THUẬT NGỮ CỜ TƯỚNG: những từ được dùng trong cờ tướng

1. Chiếu Tướng: Bất kỳ nước đi nào làm cho Tướng của đối phương bị ăn ở nước tiếp theo.

2. Thí Quân: Một quân sẽ đi chuyển đến vị trí mà có thể bắt quân cùng loại của đối phương và sau đó quân đó cũng có thể bị bắt lại nếu đối phương muốn.

3. Đuổi Quân: Một quân di chuyển đến vị trí mà nó có thể bắt quân nào đó của đối phương(trừ Tướng) trong nước tiếp. Hoặc một nước đi làm cho Pháo chiếu quân đối phương.Loại trừ các ngoại lệ sau:

+ Khi nước đi của Tướng hoặc Tốt chiếu quân đối phương. Nước đi này không gọi là nước đuổi quân.

+ Nước đi hăm dọa Tốt chưa sang sông không được cho là nước đuổi quân.

+ Nước thí quân không được gọi là nước đuổi quân.

4. Quân được bảo vệ: Một quân bị đuổi được gọi là bảo vệ nếu quân đuổi của đối phương nếu ăn nó có thể bị ăn lại ngay trong nước tiếp. Ngoại trừ trường hợp là Xe không bao giờ được gọi là được bảo vệ khi nó bị đuổi bởi Pháo hay Mã của quân đối phương.

Kết thúc trận đấu:

- Chiếu bí: Nếu một bên chiếu (bắt Tướng) và đối phương không còn khả năng đỡ. Bên chiếu tướng thắng.

- Hết nước đi: Nếu một bến tới lượt đi nhưng không có nước hợp lệ để đi, bên đó sẽ bị thua.

- Khi một hoặc 2 bên vi phạm luật cao cấp.

LUẬT XỬ HÒA
Khi cả hai bên không có khả năng thắng, người chơi nên quyết định hòa ván chơi. Để tránh ván cờ kéo dài quá lâu, Luật cờ tướng đưa ra 3 trường hợp để xử hòa:

1. Effective Rule( Luật nước đi có hiệu lực): Khi tổng số nước đi bằng 120 nước (không tính những nước đuổi và chiếu, cũng như nước đối phó với nước đuổi và chiếu).

2. Progress Rule (Luật tiến triển): Khi tổng số nước đi kể từ lần cuối cùng ván cờ có tiến triển là 30. Ván cờ có tiến triển là khi có quân bị bắt hoặc khi Tốt đã sang sông và tiến lên một bước.

3. Moves Rule (Luật nước đi): Khi tổng số nước đi của ván cờ là 300.

LUẬT CAO CẤP
Tất cả nước đi theo luật cơ bản là hợp lệ ngoại trừ các tình huống sau:

1. Chiếu dai: Chiếu liên tục đối phương bằng 1 hoặc nhiều quân của mình là không hợp lệ

2. Đuổi dai: Liên tục đuổi một quân của đối phương bằng một hoặc nhiều quân của mình là không hợp lệ.

+ Khi một bên vi phạm luật cao cấp và bên kia không vi phạm, bên vi phạm bị xử thua.

+ Khi cả hai cùng vi phạm luật cao cấp, ván cờ được xử hòa.

+ Khi một bên vi phạm luật chiếu dai, một bên vi phạm luật đuổi dai, bên chiếu dai bị xử thua.

Luật Cờ Tướng cho phép giới hạn một bên chiếu hoặc đuổi 6 nước liên tục với 1 quân, 12 nước liên tục với 2 quân và 18 nước liên tục với 3 quân. Nếu quá giới hạn sẽ áp dụng luật cao cấp.

Chúc các bạn vui vẻ! choi-cotuong.blogspot.com

HƯỚNG DẪN CHƠI CỜ TƯỚNG ÚP

Khi sắp cờ các quân cờ của mỗi bên được lật úp (trừ quân tướng) và xáo trộn ngẫu nhiên sau đó sắp theo thế trận cờ tướng thông thường.

Nước đi đầu tiên của quân cờ úp phải tuân theo luật đi của quân cờ tướng tại vị trí mà nó đang chiếm giữ. 
Ví dụ: Quân cờ úp nằm cạnh quân tướng đang chiếm giữ vị trí của quân sĩ, vì vậy nước đầu tiên của nó phải đi như một quân sĩ. 
Sau khi bạn đi một quân cờ úp thì quân đó sẽ lật ngửa để xem nó thực ra là quân nào trong bộ cờ, và từ đó trở đi quân đó đi theo luật của quân cờ ngửa. 

Luật di chuyển các quân cờ ở nước đi đầu tiên như cờ Tướng: 

1. Tướng: Mỗi nước đi một ô, đi ngang hoặc dọc. Tướng luôn ở trong phạm vi cung."Cung" gồm 4 hình vuông nhỏ được gạch đường chéo. 

2. Sĩ: Đi chéo, mỗi nước một ô. Sĩ luôn ở trong "Cung" giống như Tướng.  

3. Tượng: Đi chéo 2 ô mỗi nước, đi ngang hoặc dọc. Tượng không được phép qua sông sang bàn cờ của đối phương.Nước đi của Tượng không hợp lệ khi có quân cờ chặn giữa đường.  

4. Xe: Đi ngang hoặc dọc khắp bàn cờ miễn không có quân khác cản trên đường đi.  

5. Pháo: Đi ngang hoặc dọc giống như Xe. Điểm khác là khi Pháo muốn ăn quân của đối phương thì giữa Pháo và quân muốn ăn phải có quân cản ở giữa.  

6. Mã: Đi ngang 2 ô và đi dọc 1 ô ( hoặc đi dọc 2 ô và đi ngang 1 ô) cho mỗi nước đi.Nếu có quân khác nằm cạnh mã và cản đường ngang 2 hoặc cản đường dọc 2, thì mã không được đi đường đó.  

7. Tốt: Đi mỗi nước một ô. Nếu Tốt chưa qua sông thì chỉ được đi thẳng tiến. Khi đã vượt qua sông có thể đi ngang hoặc đi thẳng tiến, mỗi nước một ô. Một số ngoại lệ trong nước đi của cờ Úp Quân sĩ không bị giới hạn trong cấm cung mà có thể đi khắp bàn cờ theo luật đi chéo của nó. Quân tượng không bị giới hạn bên phần "sân nhà" mà có thể đi sang lãnh thổ đối phương. Quân tốt có thể xuất phát từ dưới đường biên ngang bên phần sân nhà và đi thẳng lên, đến khi qua sông thì được đi ngang.

Những thuật ngữ được dùng trong cờ Úp 
1. Ăn quân: Khi quân di chuyển đến một vị trí đang đứng của quân đối phương, quân đối phương bị ăn và bị lấy ra khỏi bàn cờ. 

 2. Chống tướng: 2 tướng trên bàn không được nằm trên cùng một cột dọc mà không có quân cản ở giữa. Nước đi để 2 quân tướng ở vị trí chống tướng là không hợp lệ. 

 3. Chiếu Tướng: Bất kỳ nước đi nào làm cho Tướng của đối phương bị ăn ở nước tiếp theo.  

4. Quân được bảo vệ: Một quân bị đuổi được gọi là bảo vệ nếu quân đuổi của đối phương nếu ăn nó có thể bị ăn lại ngay trong nước tiếp. Ngoại trừ trường hợp là Xe không bao giờ được gọi là được bảo vệ khi nó bị đuổi bởi Pháo hay Mã của quân đối phương.  

Kết thúc trận đấu: 
- Chiếu bí: Nếu một bên chiếu (bắt Tướng) và đối phương không còn khả năng đỡ. Bên chiếu tướng thắng. 

- Hết nước đi: Nếu một bến tới lượt đi nhưng không có nước hợp lệ để đi, bên đó sẽ bị thua. 

- Xin thua: Người chơi xin đầu hàng và chấp nhận thua ván chơi. - Cầu hòa: Người chơi cầu hòa và đối phương đồng ý. Ván chơi được xử hòa.

Các bạn có thể chơi hoặc tìm hiểu thêm tại đây:  http://goo.gl/3RRceH

Chúc các bạn vui vẻ! choi-cotuong.blogspot.com

CHƠI CỜ TƯỚNG TRÊN ZING PLAY